Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Bộ vi xử lý và card đồ họa chính là 2 linh kiện chiến ngân sách nhiều nhất khi bạn muốn xây dựng một bộ máy tính. Nhưng bo mạch chủ cũng chính là một linh kiện không thể thiếu trong một bộ máy tính. Để có thể giúp bạn không bị rối trong khi tìm mua mainboard, thì bài viết dưới đây của An Phát Computer sẽ hướng dẫn cho các bạn mẹo lựa chọn bo mạch chủ phù hợp nhất cho máy tính của bạn để phù hợp với nhu cầu và mức tài chính của bạn, đảm bảo có thể tối ưu ngân sách xây dựng máy tính một cách hiệu quả nhất.

Tin liên quan:

Chọn socket thích hợp với CPU 

Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn
Chọn socket thích hợp với CPU 

Bạn có thể chọn mua các dòng CPU tốt nhất từ Intel hay AMD, nhưng cần đảm bảo rằng bo mạch chủ của bạn có đầy đủ socket để thích hợp bộ vi xử lý bạn chọn. Những chip AMD mới nhất đã sử dụng socket AM4 trong đó CPU Intel Core thế hệ 8 hiện tại đã được tích hợp socket LGA 1151v2.

>>> Tham khảo địa chỉ mua bán laptop cũ giá rẻ tại Hà Nội

Kích thước nhỏ đồng nghĩa với ít cổng 

Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn
Kích thước nhỏ đồng nghĩa với ít cổng 

Bo mạch chủ chính là có 3 kích thước chính: ATX, Micro-ATX và Mini-ITX. Bạn cũng có thể sử dụng case nhỏ hơn với những bo mạch mini hay micro, nhưng bạn cũng sẽ bị hạn chế về số lượng khe PCIe, Ram và những đầu nối khác.

Bạn chỉ có thể chi tối đa 100$ 

Bạn cũng có thể tìm thấy bo mạch chủ tốt với giá dưới 100$, nhưng nếu bạn còn muốn ép xung chip hay cần nhiều cổng kết nối thì bạn cần phải bỏ ra một số tiền lớn hơn, sẽ lên tới 150$. Nhất là những dòng chip cao cấp như AMD Threadripper có giá trên 200$.

Trả thêm chi phí cho card Wifi, cổng kết nối cao cấp nếu cần thiết 

Để có thể sử dụng được mạng wifi, thì bạn cần chọn mua dòng mainboard có hỗ trợ card mạng không dây. Ngoài ra còn cần trang bị thêm những cổng kết nối tốc độ cao như USB 3.1 Gen 2 hay Thunderbolt 3 để có thể hỗ trợ cho công việc, giải trí của bạn hiệu quả hơn.

Giá thành


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Giá thành

Những bo mạch chủ hiện nay đều có mức giá dao động khoảng từ 50$ đến 500$ với những phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Dưới đây là các tính năng nổi bật nhất của những dòng mainboard ở mỗi khoảng giá:
  • Dưới 100$: Bạn có thể mua bo mạch chủ hỗ trợ ép xung dành cho chip AMD trong khoảng giá này kể đến như bản X370 mới nhất. Nhưng với Intel thì sẽ bị hạn chế về tốc độ xung nhịp. Tùy vào mức giá mà bạn có thể thêm được những tính năng có hỗ trợ như Wifi tích hợp, cổng giao tiếp tốc độ cao.
  • Từ 100$ đến 150$: Trong khoảng giá này bạn có thể mua những bo mạch chủ với chipset Z370 của Intel có hỗ trợ ép xung. Ngoài ra thì bạn còn có thể tìm được nhiều dòng bo mạch chủ khác của AMD hơn với các chipset cao cấp (X470) cùng những tính năng cao cấp như đèn RGB và Wifi.
  • Từ 150$ đến 200$: Khi bạn muốn sở hữu một phân khúc cao hơn thì bạn sẽ thấy các dòng mainboard đã được trang bị đèn RGB, hệ thống tản nhiệt, pha điện và nhất là VRM – bộ phận quan trọng để ép xung. Ở khoảng giá này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về số lượng cổng kết nối như USB 3.0 / 3.1 Gen 2, Thunderbolt 3.
  • Trên 200$: Đây chính là tầm giá cho các dòng mainboard cao cấp với các linh kiện tốt nhất, có hệ thống tản nhiệt tiên tiến và cổng I/O thiết kế mang vẻ ngoài cao cấp và nổi bật. Tính năng ép xung mà các bộ PC thông thường không cần, sẽ là tính năng chính trên bản này. Trong mức giá này thì bạn sẽ thấy bo mạch chủ HEDT dành cho CPU có số nhân xử lý lớn. Phiên bản Threadripper đặc biệt cũng có mức giá từ 300$.

CPU bạn đang sử dụng

Bạn cần phải lưu ý đến khả năng tương thích của CPU và mainboard bạn định gắn vào, vì socket CPU trên mỗi loại bo mạch chủ sẽ hoạt động với các dòng chip mà nó hỗ trợ.

Đối với những dòng mainboard cao cấp, bao gồm cả cả Intel (LGA 2066) và AMD (TR4) sẽ có những socket khác nhau để có thể phù hợp với kích thước và sức mạnh của vi xử lý Core X và Threadripper.

>>> Dịch vụ thanh lý máy tính cũ và linh kiện máy tính cũ giá cao ở Hà Nội

Kích thước bo mạch chủ


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Kích thước bo mạch chủ

Những dòng mainboard đang có mặt trên thị trường có 3 kích thước:

  • ATX: kích thước lớn nhất, có thể cung cấp nhiều không gian nhất cho những cổng kết nối và khe cắm.
  • Micro-ATX: kích thước ngắn hơn 2.4 inch, có thể hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn.
  • Mini-ITX: kích thước nhỏ nhất, chỉ hỗ trợ 1 khe cắm card đồ họa và ít đầu nối với ổ cứng và bộ nhớ Ram.

Cổng kết nối


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Cổng kết nối

Đầu tiên thì bạn cần phải kiểm tra cổng I/O trên bo mạch chủ để có thể đảm bảo việc hỗ trợ những tùy chọn kết nối bên ngoài mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ cho phép bạn thêm nhiều cổng kết nối qua bảng điều khiển phía trước trên case hay qua những khe cắm mở rộng ở mặt sau.

Những cổng kết nối phổ biến:

  • USB 3/ 3.1 Gen1: Đây là những chuẩn kết nối có tốc độ cao, làm việc được với đa số những thiết bị ngoại vi.
  • USB 2: Có tốc độ chậm hơn USB 3/3.1, nhưng vẫn có thể đáp ứng được khả năng kết nối với bàn phím, chuột và các thiết bị khác.
  • USB 3.1 Gen 2: Không có nhiều thiết bị ngoại vi có thể hỗ trợ cho cổng này, nhưng nó có thể cung cấp băng thông đến 10Gbps, gấp đôi USB 3.1 Gen 1/USB 3.0.
  • USB Type-C: Cổng này còn có thể tương thích với USB 3.1 Gen 1 hay USB 3.1 Gen 2 và được thiết kế trên những smartphone hay tablet đời mới.
  • HDMI/DisplayPort Video Out: Cổng này có thể cho phép bạn xuất những hình ảnh hay video chất lượng cao ra màn hình kèm với âm thanh.
  • Cổng âm thanh: Cổng này sẽ rất quan trọng nếu bạn muốn kết nối với loa hay tai nghe.
  • Cổng PS/2: Cổng này có thể hỗ trợ kết nối với bàn phím và chuột của thế hệ cũ.
  • Thunderbolt 3: Cổng này rất ít khi bạn có thể tìm thấy trên bo mạch chủ, nhưng có một số mainboard sẽ hỗ trợ nó qua những thẻ mở rộng chuyên dụng. Có thể cung cấp kết nối nhanh nhất tối đa lên tới 40 Gbps.

Dù hiện tại bạn không cần đến cổng USB 3.1 Gen 2 hay Type-C nhưng trong tương lai các cổng này sẽ sử dụng phổ biến nhờ sự phát triển vượt trội hơn so với chuẩn cũ.

Khe Ram


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Khe Ram

Hầu hết những mainboard hiện nay đều đã được trang bị 4 khe Ram, đối với các mẫu Mini-ITX nhỏ gọn sẽ chỉ có hai, dòng HEDT cao cấp có thể cung cấp tới 8 khe Ram. Số lượng khe Ram sẽ quyết định tới số lượng Ram tối đa bạn có thể cài đặt.

Với những nhu cầu làm đồ họa hay chơi game, thì bạn phải cần bộ nhớ Ram 16GB hay 32GB để có thể đảm bảo được những tác vụ xử lý, đa nhiệm, mượt mà. Nếu bạn chỉ làm việc văn phòng và giải trí bình thường thì chỉ cần bộ nhớ Ram 4GB hay 8GB là có thể thoải mái sử dụng.

Khe cắm mở rộng


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Khe cắm mở rộng

Hiện tại thì chỉ có 2 loại khe cắm mở rộng được sử dụng phổ biến: khe PCIe x1 (sử dụng cho USB và ổ cứng SATA) và khe PCIe x16( sử dụng cho card đồ họa, thẻ RAID và ổ cứng tốc độ cao). Nếu bạn muốn lắp đặt bộ máy tính đầy đủ card đồ họa, thêm ổ cứng SATA/ M.2, card âm thanh và video, thì tốt nhất là bạn nên sử dụng mainboard ATX hay Micro-ATX có tích hợp khe x16 và x1.

Ép xung


Mẹo chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn

Ép xung

Nếu bạn muốn ép xung cho chip Intel thì bạn cần phải chọn những mainboard sử dụng chipset Z370 và CPU có ký tự cuối là “K” (ví dụ như Core i7-8700K ). Với AMD, thì sẽ đơn giản hơn nhiều, những dòng chip Ryzen đều hỗ trợ ép xung, kể cả chipset thấp nhất cũng đã hỗ trợ tính năng này.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tất cả người dùng nên ép xung. Để CPU đạt được một tốc độ xung nhịp cao hơn tiêu chuẩn thì bạn cần phải thêm hệ thống làm mát và bo mạch chủ cao cấp mà chi phí không hề rẻ.

Trên đây là những mẹo để chọn mua mainboard phù hợp nhất cho máy tính của bạn. Mainboard sẽ quyết định đến rất nhiều thứ, vì thế nên bạn cần phải dựa vào những tiêu chí trên để có thể lựa chọn hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ của An Phát thì bạn có thể chọn được một mainboard chất lượng tốt mà phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhất.
 
Tin tức liên quan
Thiết kế và phát triển website bởi kenhdichvu.vn